MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QUY CHẾ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (Quyết định 6468-QĐ/HVCTQG, ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Tóm tắt: Ngày 21/12/2021 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bàn hành Quyết định 6468-QĐ/HVCTQG thay thế cho Quyết định 2252-QĐ/HVCTQG ban hành ngày 02/5/2019, theo đó Quy chế Giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một số điểm mới so với Quy chế trước đây.

Điểm mới thứ nhất về kết cấu của Quy chế. Quy chế mới gồm 7chương, nhiều hơn 1 chương so với quy chế 2252. Cụ thể: Chương 1: Những quy định chung; chương II: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ (Quy chế cũ là Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên và giảng viên thỉnh giảng); chương III: Giảng dạy; chương IV: Thao giảng; chương V: Dự giờ; chương VI: Nghiên cứu thực tế (mới); chương VII: Điều khoản thi hành.

Điểm mới thứ hai số lượng điều khoản trong Quy chế. Quy chế mới bao gồm 30 điều, nhiều hơn 5 điều so với quy chế cũ. Cụ thể:

+ Chương I: từ điều 1 đến điều 3;

+ Chương II: 2 mục, từ điều 4 đến điều 10;

+ Chương III: từ điều 11 đến điều 14;

+ Chương IV: từ điều 15 đến điều 20;

+ Chương V: từ điều 21 đến điều 23;

+ Chương VI: 2 mục, từ điều 24 đến điểu 29;

+ Chương VII: điều 30.

Theo đó, quy chế có những điểm mới sau: tên các điều có sự thay đổi, bổ sung cụ thể: Điều 9: Công nhận, sử dụng giảng viên thỉnh giảng; Điều 15: hình thức thao giảng; Điều 20: Công bố kết quả thao giảng; Điều 24: Nội dung và phương thức đi thực tế hằng năm; Điều 25: Quy trình đi thực tế hằng năm; Điều 26: đối tượng, thời gian, địa điểm đi thực tế có kỳ hạn; Điều 27: Trách nhiệm và quyền lợi; Điều 28: Nội dung và phương thức đi thực tế có kỳ hạn; Điều 29: Quy trình đi thực tế có kỳ hạn.

Điểm mới thứ ba về mặt nội dung trong các điều, khoản, chương trong Quy chế. Quy chế mới có chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung trong các điều, khoản, chương, cụ thể như sau:

+ Chương I:

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, khoản 2 bổ sung thêm từ “Giảng viên kiêm nhiệm”.

Điều 3: Giảng viên kiêm nhiệm và thỉnh giảng, khoản 2 Giảng viên thỉnh giảng, chỉnh sửa thành “hướng dẫn và chấm khóa luận tốt nghiệp”.

+ Chương II:

Điều 4: Tiêu chuẩn chung, khoản 4 thay bằng “Có năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học”.

Điều 5: Tiêu chuẩn giảng viên giảng dạy Trung cấp lý luận chính trị chỉnh sửa, bổ sung một số điểm sau: khoản 1, mục b “Có bằng tốt nghiệp Trung cấp LLCT hoặc Trung cấp LLCT-HC trở lên”, mục đ “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên”, mục e “Sử dụng thành thạo các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại”. Khoản 2, mục c “Có chứng chỉ bồ dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, mục d “Có khả năng xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng”, mục đ “Chủ trì được các đề tài, đề án cấp cơ sở trở lên”. Khoản 3, bổ sung thêm trong mục b “… phù hợp với chuyên môn giảng dạy”.

Điều 7: Nhiệm vụ cụ thể của giảng viên, khoản 1, mục a “Giảng ít nhất 8 tiết/năm”, “Dự giờ ít nhất 80 tiết/năm”. Trong mục b, ý thứ 2 dùng từ “ít nhất” cho các nội dung như “Giảng dạy đạt yêu cầu ít nhất 3 bài của chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp chuyên môn”, “Dự giờ ít nhất…”, “Thao giảng ít nhất…”, “mỗi năm có ít nhất…”. Khoản 2, mục b dùng từ “ít nhất” cho tất cả các nội dung như “Giảng dạy đạt yêu cầu ít nhất 2/3 tổng số bài…” …

Điều 8: Đối tượng tham gia thỉnh giảng, trong quy chế mới đã tích hợp điều 8 và điều 9 (trong quy chế cũ) vào Điều 8 quy chế mới về đối tượng thỉnh giảng là công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Điều 9: Công nhận, sử dụng giảng viên thỉnh giảng được bổ sung thêm một số khoản, mục để làm rõ chức năng, nhiệm vụ của giảng viên thỉnh giảng.

+ Chương III

Điều 12: Định mức giờ chuẩn giảng dạy, khoản 2, mục a quy định “Giảng viên tập sự tối đa 90 giờ chuẩn” ít hơn so với quy chế chế“…tối đa 135 giờ chuẩn”; khoản 5 bổ sung thêm 1 ý “…không chuyển cho năm tiếp theo”.

Điều 14: Quy định tính giờ chuẩn, khoản 1, mục a bổ sung thêm “… thảo luận trên lớp”. Khoản 3, mục a, b, c quy định việc ra đề thi và đáp án từ 2,0 đến 2,5 giờ chuẩn, đều cao hơn so quy chế cũ từ 0,5 điểm. Khoản 5 đã quy định cụ thể, chi tiết từng điểm cho công việc, như “Chấm từ 4 đến 6 bài thi viết tính 1,0 giờ chuẩn/lượt; chấm thi trắc nghiệm 8 đến 10 bài tính 1,0 giờ chuẩn/lượt”. Khoản 6, 7 8 quy định cụ thể, chi tiết các chức danh như Chủ tịch Hội đồng thi tốt nghiệp, Phó chủ tịch hội đồng thi, Trưởng ban coi thi, chấm thi tốt nghiệp, thư ký hội đồng thi tốt nghiệp, thanh tra thi tốt nghiệp. Bổ sung khoản 9, 10 về “Chấm thi giảng viên dạy giỏi cấp trường được tính từ 3,0 đến 4,0 giờ chuẩn/buổi”; “Không quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này được tính vào tổng định mức giờ chuẩn giảng dạy để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không đạt định mức lao động”.

+ Chương IV

Điều 15: Hình thức thao giảng, khoản 1, 2, 3 quy định cụ thể số lượng, hình thức, thành phần tham gia thao giảng, quy chế mới bổ sung thêm “Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường được thực hiện theo Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.

Điều 17: Chấm giáo án, mới được bổ sung trong quy chế mới, quy đinh cụ thể cách thức, nội dung, thời gian chấm giáo án.

Điều 18: Tổ chức thao giảng trên lớp, khoản 1 quy định “Thao giảng trên lớp học thực tế hoặc lớp học giả định. Thời gian thao giảng 1 tiết. giảng viên bắt thăm tiết thao giảng”.

Điều 20: Công bố kết quả thao giảng, quy định cụ thể thẩm quyền, chức năng, thời gian công bố kết quả thao giảng, thay thế cho điều 21 quy chế cũ Công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi.

+ Chương V

Điều 21: Thời gian, hình thức dự giờ và thành phần dự giờ, bổ sung mục c, khoản 3 “Khuyến khích cán bộ, viên chức các khoa, phòng đăng ký dự giờ ngoài kế hoạch dự giờ của khoa để học tập kinh nghiệm giảng dạy”.

+ Chương VI: là một chương mới được bổ sung trong Quy chế 6468, quy định cụ thể đi nghiên cứu thực tế hằng năm và đi thực tế có kỳ hạn, thông qua các điều trong chương VI này, giúp giảng viên hiểu rõ mục đích, nội dung, phương thức, thời gian, địa điểm, trách nhiệm và quyền lợi đi thực tế hằng năm và có kỳ hạn.

Chương VII: các khoản thi hành giống quy chế cũ.

      Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giảng viên cần nghiên cứu kỹ, nắm chắc, đầy đủ những quy định thuộc Quy chế giảng viên, đặc biệt là những điểm mới được bổ sung, sửa đổi theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG. Từ đó xác định mục đích, yêu cầu và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị đảm bảo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Trường. 

Người viết: Lê Thị Thu Hiền

                                                                      Đơn vị: khoa LLCS               

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN
Địa chỉ: 168 Đường 21/8 - T.P Phan Rang - Tháp Chàm - Tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại : 0259.3825543                  Email: