MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (Quyết định 6468-QĐ/HVCTQG, ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Tóm tắt: Ngày 21/12/2021 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bàn hành Quyết định 6468-QĐ/HVCTQG thay thế cho Quyết định 2252-QĐ/HVCTQG ban hành ngày 02/5/2019, theo đó Quy chế Đào tạo trung cấp lý luận chính trị của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một số điểm mới so với Quy chế trước đây.

Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, ngày 21/12/2021 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bàn hành Quyết định 6468-QĐ/HVCTQG thay thế cho Quyết định 2252-QĐ/HVCTQG ban hành ngày 02/5/2019 về Quy chế Đào tạo trung cấp lý luận chính trị của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Quy chế Đào tạo trung cấp lý luận chính trị của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một số điểm mới so với Quy chế trước đây. Ở bài viết này, tác giả tập trung làm rõ một số điểm điểu chỉnh, bổ sung của Quy chế mới 6468-QĐ/HVCTQG so với Quy chế cũ.

Điểm mới thứ nhất, về kết cấu của Quy chế. Quy chế mới gồm 9 chương, nhiều hơn 1 chương so với quy chế 2252. Cụ thể: Chương 1: Những quy định chung; chương II: Công tác tuyển sinh; chương III Quản lý học viên; chương IV: Chủ nhiệm lớp; chương V: Đánh giá kết quả học tập; chương VI Đánh giá kết quả rèn luyện; chương VII: Xét công nhận tốt nghiệp; chương VIII: Cấp và quản lý bằng tốt nghiệp; chương IX: Điều khoản thi hành.

Điểm mới thứ hai, số lượng điều khoản trong Quy chế. Quy chế mới bao gồm 57 điều, nhiều hơn 5 điều so với quy chế cũ. Cụ thể:

+ Chương I: từ Điều 1 đến Điều 2;

+ Chương II: từ Điều 3 đến Điều 8;

+ Chương III: từ Điều 9 đến Điều 12;

+ Chương IV: từ Điều 13 đến Điều 16;

+ Chương V: từ Điều 17 đến Điều 41;

+ Chương VI: từ Điều 42 đến Điểu 44;

+ Chương VII: từ Điều 45 đến Điều 48;

+ Chương VIII: từ Điều 49 đến Điều 56;

+ Chương IX:  Điều 57.

Quy chế có những điểm mới sau: tên các Điều có sự thay đổi, bổ sung cụ thể: Điều 9: Điều khoản thi hành; Điều 15: hình thức thao giảng; Điều 20: Công bố kết quả thao giảng; Điều 24: Nội dung và phương thức đi thực tế hằng năm; Điều 25: Quy trình đi thực tế hằng năm; Điều 26: đối tượng, thời gian, địa điểm đi thực tế có kỳ hạn; Điều 27: Trách nhiệm và quyền lợi; Điều 28: Nội dung và phương thức đi thực tế có kỳ hạn; Điều 29: Quy trình đi thực tế có kỳ hạn.

Điểm mới thứ ba, về mặt nội dung trong các Điều, Khoản, Chương trong Quy chế. Quy chế mới có chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung trong các Điều, Khoản, Chương, cụ thể như sau:

+ Chương I: Bổ sung thêm Điều 2: Hình thức và thời gian đào tạo

+ Chương II: Tại Điều 5: Điều kiện dự tuyển, khoản 1. Đảng viên dự bị hoặc chính thức (so với Quy chế cũ là tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương). Tại điều 8: Quy trình tuyển sinh (Khoản 3. xét duyệt hồ sơ dự tuyển có sự thay đổi từ thời gian không quá 02 ngày của quy chế cũ, quy chế mới không quá 03 ngày)

+ Chương III: Điều 12: Khen thưởng và kỷ luật học viên, khoản 2:  Kỷ luật học viên, mục a. các hình thức kỷ luật, bổ sung thêm nội dung (nghỉ học từ 5 buổi liên tục trở lên mà không được sự đồng ý của hiệu trưởng); bổ sung thêm mục d. xóa kỷ luật (Trường hợp học viên có quyết định kỷ luật của nhà Trường, thời gian xóa kỷ luật đối với hình thức khiển trách là 03 tháng, đối với hình thức cảnh cáo là 06 tháng (lớp tập trung), 12 tháng (lớp không tập trung); bổ sung thêm khoản 3. Hội đồng khen thưởng – kỷ luật do hiệu trưởng làm chủ tịch, các thành viên khác do hiệu trưởng quyết định.

+ Chương IV: Điều 5: Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nhiệm lớp, khoản 2, mục c. chủ nhiệm lớp giữ ngạch giảng viên thì cứ chủ nhiệm 01 lớp được giảm 15% định mức giờ chuẩn của ngạch đang giữ ( quy chế cũ chủ nhiệm lớp giữ ngạch giảng viênthì cứ chủ nhiệm 01 lớp được giảm 5% định mức giờ chuẩn), mục c. chủ nhiệm lớp không giữ ngạch giảng viên, được tính 80 giờ lao động/lớp/khóa học (quy chế cũ chủ nhiệm lớp không giữ ngạch giảng viên, được tính 60 giờ làm việc/lớp/khóa).

+ Chương V:  Đánh giá kết quả học tập (tên chương có sự điều chỉnh), mục 1. thi hết học phần, mục 2. nghiên cứu thực tế, mục 3. học bổ sung, học lại, thi lại, mục 4. thi tốt nghiệp, mục 5. khóa luận tốt nghiệp, mục 6. phúc tra, bảo lưu kết quả. lưu bài, điểm và xử lý vi phạm. (tên mục có sự điều chỉnh), mục 7. điểm và xếp loại học tập; Điều 40. cách tính điểm, khoản 4. cách tính điểm trung bình toàn khóa học, mục b. công thức tính điểm trung bình toàn khóa học có sự thay đổi so với quy chế cũ.

{Điểm học phần, thu hoạch x 1 (hệ số) + điểm tốt nghiệp x 3 (hệ số)} /17

+ Chương VI: Đánh giá kết quả rèn luyện, Điều 42. nội dung và cách tính điểm, khoản 1, tính chuyên cần trong học tập, mục a. điểm chuyên cần được tính dựa vào thời gian học viên tham gia học tập trên lớp và nghiên cứu thực tế, cụ thể: tham gia từ 75% đến dưới 90% thời lượng chương trình: 02 điểm (quy chế cũ là 3đ), tham gia dưới 50% thời lượng chương trình: 0 điểm (bổ sung so với quy chế cũ); tham gia từ 50% đến dưới 75% thời lượng chương trình: 1đ (quy chế cũ là 1đ).

+ Chương VII: Xét công nhận tốt nghiệp (tên chương có sự điều chỉnh so với quy chế cũ), về cơ bản nội dung các Điều, Khoản, mục không có sự điền chỉnh so với quy chế cũ.

+ Chương III: Cấp và quản lý bằng tốt nghiệp (tên chương có sự thay đổi so với quy chế cũ), quy chế cũ chương VIII chỉ có 1 điều ( điều 52); quy chế mới gồm 8 điều (từ điều 49 đến điều 56).

Điều 52. Quy định về nội dung bằng, khoản 2, mục a có sự điều chỉnh so với quy chế cũ, tên bằng: BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ” (Quy chế cũ là BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH).

Điều 55. Thu hồi, hủy bỏ bằng, khoản 3, mục a. Quy định về thu hồi bằng

(bổ sung và cụ thể hơn quy chế cũ) cụ thể là:

+ Trưởng phòng quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học trình hiệu trưởng văn bản đề nghị thu hồi bằng và các minh chứng kèm theo (nội dung được bổ sung so với quy chế cũ)

+ Hiệu trưởng ra quyết định và tổ chức thu hồi bằng.

Điều 55. Thu hồi, hủy bỏ bằng, khoản 3, mục b. Quy định về hủy bỏ bằng

(bổ sung và cụ thể hơn quy chế cũ) cụ thể là:

              + Trên cơ sở đề xuất của phòng quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, hiệu trưởng ra quyết định hủy bỏ bằng

             + Phòng Quản lý đào tao và nghiên cứu khoa học tiến hành hủy bỏ bằng. Việc hủy bỏ bằng được tiến hành tại cơ quan, trong giờ làm việc, trước sự có mặt của ít nhất 3 người (lãnh đạo Phòng Quản lý đào tao và nghiên cứu khoa học, người trực tiếp phị trách phôi bằng của Trường, người làm chứng), được lập biên bản. Bằng được cắt 1 góc.

+ Hồ sơ hủy bỏ bằng (quyết định, biên bản và bằng bị hủy) được lưu trữ.

Điều 56. Cấp bản sao bằng tốt nghiệp (tên điều có sự điều chỉnh so với quy chế cũ là Cấp lại bằng).

Có thể nói, những điều chỉnh, bổ sung của Quy chế 6468-QĐ/HVCTQG thay thế cho Quy chế 2252-QĐ/HVCTQG phù hợp với yêu cầu Đào tạo trung cấp lý luận chính trị của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay. Trên cơ sở những sự thay đổi, điều chỉnh ấy Trường Chính trị Ninh Thuận đã tổ chức triển khai thực hiện ngay sau khi Quy chế 6486-QĐ/HVCTQG ban hành vào quá trình Đào tạo, bồi dưỡng của Trường.

Người viết: Trần Thu Hương

                                                                      Đơn vị: khoa LLCS                

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN
Địa chỉ: 168 Đường 21/8 - T.P Phan Rang - Tháp Chàm - Tỉnh Ninh Thuận
Điện thoại : 0259.3825543                  Email: